HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 6
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lịch sử giải thưởng fields (giải thưởng danh giá của toán học)

Go down

lịch sử giải thưởng fields (giải thưởng danh giá của toán học) Empty lịch sử giải thưởng fields (giải thưởng danh giá của toán học)

Bài gửi by windungcam Fri Mar 07, 2014 11:04 am

Lịch sử Giải thưởng Fields bắt đầu từ buổi họp của Ủy ban Đại hội quốc tế tại trường Đại học Toronto tháng 11-1923, bàn về việc tổ chức đại hội vào năm 1924 tại Toronto.

Lúc đó, Fields là Chủ tịch của Ủy ban và bạn ông, J.L.Synge, là thư ký. Fields đề nghị lập ra một giải thưởng nhằm ghi nhận những công trình vừa kiệt xuất, vừa có nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai, và chỉ được trao cho những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm họp đại hội.

Có lẽ đó là điều khác biệt cơ bản giữa giải thưởng Fields và giải Nobel. Giải thưởng Fields được trao lần đầu năm 1936 ở Oslo, và lần thứ hai năm 1950 ở Cambridge. Vì người được xét trao giải thưởng phải có tuổi đời không quá 40 nên những người sinh ra từ năm 1900 đến năm 1910 mặc nhiên bị loại khỏi danh sách xét thưởng. Trong số đó có những nhà toán học kiệt xuất như A. Kolmogorov, H. Cartan, A. Weil, J. Leray, L. Pontriagin, S. S. Chern, S. Whitney.

Theo đề nghị ban đầu của Fields, Giải thưởng phải có tính chất thuần tuý quốc tế, nên không được gắn với tên của bất kỳ quốc gia hay cá nhân nào. Tuy vậy, trái với ý định ban đầu của ông, Giải thưởng được mang tên ông, “Huy chương Fields”, ngay lần đầu tiên được trao, năm 1936 tại Đại hội Toán học Quốc tế ở Oslo (khi đó Fields không còn nữa).


Fields cố gắng đẩy nhanh việc trao giải thưởng nhưng ông đổ bệnh tháng 5-1932 và qua đời ba tháng sau đó. Trước khi mất, với Singe bên cạnh, ông đề nghị góp 47.000 dollar Canada của mình vào quỹ giải thưởng.

Singe đã chuyển đề nghị của Fields đến Đại hội tại Zurich tháng 9 năm đó. Đề nghị được chấp nhận và một ủy ban gồm G. D. Birkhoff, Caratheodory, E. Cartan, Severi và Takagi được thành lập để xét trao giải lần đầu tiên tại Đại hội Oslo 1936.


Từ sau năm 1936, tình hình thế giới trở nên căng thẳng và tiếp sau đó là Đại chiến Thế giới Thứ hai, các đại hội toán học không tổ chức được. Đại hội đầu tiên sau chiến tranh nhóm họp năm 1950 ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Tại đại hội này, Laurent Schwartz và Atle Selberg được trao giải thưởng Fields.


Chính Fields đề nghị huy chương phải bằng vàng có giá trị ít nhất là 200 dollar Canada (tính theo thời điểm 1933, có giá trị hơn ngày nay nhiều), có kích thước hợp lý, khoảng 7,5 cm đường kính. Vì tính quốc tế của nó, các chữ trên huy chương phải viết bằng tiếng Hy Lạp hoặc Latin.






Huy chương Fields được đúc 4 năm một lần tại Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada, và được thiết kế bởi nhà điêu khắcR.Tait McKenzie.

Mặt trước của tấm huy chương có hình khuôn mặt Archimedes nhìn từ bên phải. Trước mặt ông là dòng chữ, tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “khuôn mặt của Archimedes”. Dòng chữ “RTM, MCNXXXIII” là viết tắt tên tác giả huy chương, nhà điêu khắc Robert Tait McKenzie, và năm 1933 (chữ số La Mã, nhưng viết sai! Lẽ ra phải là MCMXXXIII).


Dòng chữ TRANSIRE SUUM PECTUS MUNDOQUE POTIRI, tiếng Latin, có nghĩa là “hãy hướng đến sự hiểu biết và làm cho bạn trở thành chủ nhân của vũ trụ”. Đó là câu trong tác phẩm Astronomica của nhà thơ La Mã Manilius từ thế kỷ thứ nhất.


Mặt sau của huy chương có cành ôliu và dòng chữ “CONGREGATI EX TOTO ORBE MATHEMATICI OB SCRIPTA INSIGNIA TRIBUERE”, tiếng Latin có nghĩa là “Các nhà toán học từ khắp thế giới họp tại đây tặng huy chương này vì công trình xuất sắc” .


Mặt sau còn có hình một mặt cầu Archimedes nội tiếp trong một hình trụ (nhắc đến bài toán cầu phương nổi tiếng của Archimedes). Tên của người được tặng giải thưởng được khắc bên vành của huy chương.


Có hai nguyên tắc cơ bản khi xét trao giải thưởng Fields: một là giải được một bài toán lớn, hai là đưa ra một lý thuyết mới có nhiều ứng dụng trong toán học. Thường thì lời giải một bài toán cụ thể phải dựa trên sự sáng tạo ra một lý thuyết mới (nếu dùng công cụ sẵn có thì chắc là đã có người giải được). Ngược lại việc sáng tạo ra một lý thuyết mới có ý nghĩa lớn sẽ giúp giải quyết một số bài toán cổ điển tồn đọng của toán học.

windungcam

Tổng số bài gửi : 32
Join date : 24/12/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết